Thứ Ba, 14 tháng 3, 2017

Kinh nghiệm "xương máu" trong mỗi kỳ thi

Khoảng thời gian trước khi thi luôn là thời điểm căng thẳng nhất đối với các sĩ từ. Vậy thì làm thế nào để các bạn vượt qua được thử thách này. Hãy để tôi chia sẻ với bạn những kinh nghiệm quý báu trước mỗi kỳ thi bạn nhé.


Nếu bạn biết cách quản lý và phân phối thời gian một cách khoa học và hợp lý trong suốt quá trình học tập, bạn không chỉ giảm thiểu căng thẳng trong mỗi kỳ thi, mà còn đạt tối đa hiệu suất và kết quả học tập cao nhất đấy.


Đối với hầu hết sinh viên, mỗi mùa thi đến thường dẫn đến căng thẳng và lo lắng nếu các bạn không chăm chú việc học hành trong cả quá trình học. Bởi tâm lý chung là “nước đến chân mới nhảy” và thường nhồi nhét cấp tốc một khối lượng không nhỏ kiến thức các môn học, thậm chí là thức rất khuya để ôn bài.



Stage 1: Trước khi đi thi.



Trước tiên bạn cần phải ôn luyện bài vở thật kỹ, trước khi thi nên cố gắng ôn tập tóm tắt lại những kiến thức căn bản đã được học, không nên học tù vì rất nguy hiểm nếu lỡ bị “tù đè” đấy.

Cần sắp xếp thời gian và lịch học cụ thể cho từng môn, không nên học quá nhiều vì sẽ làm bạn căng thẳng và tiếp thu bài không hiệu quả

Chọn thời gian và phương pháp học mà bạn thấy hiệu quả nhất: bạn có thể tiếp thu bài nhanh trong buổi sáng hoặc học thuộc bài nhanh bằng cách đọc nhẩm trong óc thì cứ làm nhé
Trước khi đi thi
Ôn luyện trước khi đi thi.


Cần nắm vững phương pháp học tập của từng môn: Bạn học khối A thì cần phải xem kỹ công thức, sau mỗi buổi học nên về đọc lại công thức và vận dụng làm bài tập ngay. Điều này sẽ giúp bạn thuộc công thức nhanh và nhớ lâu hơn mà không phải học. Với bạn học khối C thì nên nắm vững những ý chính, không nên học những dẫn chứng quá dài, có thể tìm thêm nhiều sách tham khảo để đọc

Tạo không gian học tập cho riêng mình để tránh bị làm phiền sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập của bạn

Bạn có thể đi học thêm một số môn hoặc rủ bạn bè học nhóm, đó cũng là một cách học rất hiệu quả, giúp bạn có thêm được nhiều cách học hiệu quả

Cố gắng ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo có một sức khỏe thật tốt cho mình.


Tôi sẽ chia sẻ với các bạn những kinh nghiệm của mình trong mỗi kỳ thi quan trọng:

  • Hít thở thật xâu trước khi làm bài. Điều này sẽ giúp bạn thư giãn, tập trung suy nghĩ làm bài hơn.
  • Hãy suy nghĩ tích cực về đề thi. Có thể bạn nghĩ là mình không biết nhưng đừng quá sợ hãi, hãy cố gắng suy nghĩ thêm và bạn nhớ rằng "câu trả lời chỉ có trong những gì bạn đã học".
  • Ưu tiên làm những câu dễ trước. Câu nào bạn cảm thấy mình có thể làm được ngay thì hãy làm luôn và để lại những câu khó đến cuối nhé.
  • Đừng lo lắng về tốc độ làm bài của người bên cạnh bạn. Thay vì nhìn bạn bên cạnh làm bài nhanh và xin thêm giấy thì bạn hãy tập trung vào bài làm của mình. Đừng quan tâm đến họ làm gì nếu họ cho ta nhìn bài.
  • Khi bạn cảm thấy lúng túng trước bài tập thì hãy cố gắng đọc lại đề lần nữa. Nó sẽ giúp bạn tập trung hơn và có thể tìm ra được mấu chốt của bài tập.
  • Ghi lại những ý tưởng, công thức, ý chính ra nháp. Nó có thể giúp bạn làm bài tập đầy đủ hơn, tránh thiếu ý và triển khai ý tốt hơn.
kinh nghiệm thi cử
Kinh nghiệm thi cử của tôi.


Stage 2: Trong kì thi.



Trước khi đi thi hãy chuẩn bị sẵn sàng những thứ cần thiết khi mang vô phòng thi: các giấy tờ liên quan đến kỳ thi, bút, viết, thước…

Tạo tâm lý thoải mái trước khi đi thi: có thể chia sẽ những lo lắng với gia đình để nhận được lời động viên an ủi, không nên quá đè nặng tâm lý “thi là phải đậu” để tạo áp lực cho mình

Trước khi nhận đề thi nên uống một ngụm nước cho tinh thần thoải mái, không nên lo lắng hồi hộp trong lúc chờ phát đề thi vì sẽ làm bạn mất tập trung và có thể dễ bị quên mất kiến thức trong chốc lát

Khi nhận đề thi nên đọc kỹ hai đến ba lần, không nên lo lắng hay có suy nghĩ đề thi khó khi bạn chưa bắt tay vô làm bài. Chọn những bài nào dễ làm trước, bài khó làm sau


kinh nghiệm trong khi thi
Quyết tâm thi đỗ.


Cần chú ý cách trình bày bài làm, không nên tạo khoảng trống trong bài thi vì sẽ gây phản cảm cho người chấm, bài thi sẽ không đạt kết quả cao

Khi làm bài thi nên bình tĩnh, chỗ nào bí thì không nên lo lắng hãy để qua một bên và tiếp tục làm những bài khác, khi nào xong có thể quay lại suy nghĩ tiếp

Không nên lo lắng hoảng sợ khi thấy những bạn khác nộp bài thi sớm. Hãy cứ bình tĩnh tập trung vô bài làm của mình vì thời gian vẫn còn cho bạn đấy

Khi làm xong bài thi nếu còn thời gian thì hãy đọc lại bài làm của mình nhưng tuyệt đối đừng so sánh kết quả với những bạn khác vì nếu kết quả không trùng hợp bạn sẽ hoang mang lo lắng không tốt cho bạn đâu

Sau khi thi xong một môn hãy luôn giữ vững tin thần lạc quan và hi vọng, dù kết quả môn thi xong như thế nào cũng hãy cố gắng, tốt nhất là không nên xem kết quả thi ngay lúc đó. Hãy tiếp tục giữ vững niềm tin để chuẩn bị cho môn thi tiếp theo.



End: Hãy cùng xem thêm những nhắc nhở của các chuyên gia giáo dục bạn nhé:

những nhắc nhở của các chuyên gia
Những nhắc nhở của chuyên gia.



1. Đa số thí sinh hồi hộp lo sợ là vì không thể nhớ hết tất cả các bài cần nhớ, sợ mình sẽ quên điều gì đó khi thi. Thực ra đừng quá cầu toàn, chẳng ai có thể nhớ tất cả những gì mình đã học.

2. Nếu bạn từ tỉnh lên, hãy lên sớm một chút để ổn định chỗ ở, tìm hiểu đường đi, thăm dò chỗ ăn uống. "Có thực mới vực được não" nghen.

3. Tìm một thằng nào đẹp trai nhứt/ một bé nào xinh xắn nhứt trong phòng thi để ngắm...lấy động lực. Tưởng tượng cảnh người ấy và mình học cùng lớp trong tương lai để lấy khí thế.

4. Vấn đề của bạn là tránh quên kiến thức 3 năm qua chứ ko phải nhồi thêm kiến thức trong vài ngày.

5. Khi có sự cố: muốn đi vệ sinh, đau bụng, bị thí sinh khác quấy rối... cứ mạnh dạn giơ tay nhờ các "Giám thị thiên thần" giúp đỡ nhé!

6. Đầu buổi thi có gần 30 phút ngồi đợi trước khi mở đề nên hãy chuẩn bị sẵn vài câu hỏi vui để giao lưu với thầy cô, quay sang mỉm cười dễ thương làm quen với người bên cạnh để tâm lý thư giãn nhé.

7. Hãy tìm cho mình một "điểm tựa tâm lý" - tức một người mà mình sẽ vô cùng yên tâm ấm áp khi nghĩ về, hoặc một cảnh tượng mà mình sẽ vô cùng vui vẻ hứng thú khi nhớ đến.

8. Đề khó là sẽ khó với hầu hết mọi người, không chỉ với riêng mình. Cho nên ta chỉ việc là làm hết sức.

9. Khi làm bài, đừng quan tâm mấy thí sinh khác. Ai xin giấy nhiều chưa chắc đã giỏi, ai ra về sớm chưa chắc là làm được hết.

10. Giám thị nhiều, quy trình khắc khe là giúp cuộc thi công bằng! Thực ra họ là những "Thiên thần hộ vệ" của thí sinh đấy! Năm nào thầy cũng làm giám thị mà.

11. Đừng tưởng tượng cảnh thi rớt, quên bài... mà thay vào đó là cảnh háo hức lên thành phố, háo hức biết đề thi, gặp nhiều bạn mới...

12. Nên mang theo một chai nước suối đã lột sạch nhãn, uống nước sẽ giúp trấn an tốt, cũng là cách để "làm mát não" và "hạ nhiệt tim".

13. Nên đem theo nhiều bút để dự phòng, mặc bộ áo mình ưng ý nhất, mang đôi giày đẹp nhất... để thấy mình cũng oách, cũng hấp dẫn, cũng tự tin ra dáng chứ bộ!

14. Một võ sĩ quyền anh sẽ giữ sức khỏe khi đánh trận chung kết. Anh ấy không thức tới 4h sáng và 7h thi đấu.

Cuối cùng, chúc các bạn luôn bình tĩnh, tự tin trong mọi hoàn cảnh để hoàn thành tốt bài thi bạn nhé!


Author: Ngoc TT

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề: Phụ huynh với việc học hành của con cái

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét